Hiểu Thế Nào Về Upcom và IPO?

10/04/2024

Nghiên cứu & Đề xuất của Viện Nghiên cứu Tư vấn Chính sách đầu tư

Hiểu Thế Nào Về Upcom và IPO?

  1. Sơ lược về chứng khoán:
  • Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một loại Giấy tờ có giá (như sổ đỏ, bảo hiểm, giấy cho vay, khế ước), có thể cầm cố, giao dịch được phát hành ra công chứng bởi công ty đại chúng.

Chứng khoán gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu, chứng quyền...

Chứng khoán được đăng ký tại Uỷ ban chứng khoán Nhà nước gồm 2 loại OTC (chưa IPO, hay còn gọi là Sàn Upcom) & đã IPO (đưa lên sàn giao dịch chứng khoán công khai để mọi người mua đi bán lại nhằm ăn lời trên cổ phiếu hoặc ăn cổ tức hàng năm).

Về bản chất: Chứng khoán là một hoạt động của Thị trường vốn, là kênh dẫn vốn của nền kinh tế, là công cụ huy động vốn cao nhất của doanh nghiệp. 

Do đó, liên tục phát triển & còn tiếp tục phát triển với loại hình "chứng khoán điện tử", "chứng khoán số". Tương lai sẽ có "chứng khoán ảo" khi nhà đầu tư & người phát hành ko biết nhau.

  • Quy Mô Thị Trường:

Việt Nam:

*Tính đến ngày 31/3/2023, vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 7,3 triệu tỷ đồng, tương đương 82,15% GDP cả nước, tăng 2,68% so với tháng trước và tăng 4,86% so với cuối năm 2022.

Mỹ: Giá trị vốn hóa của NYSE và NASDAQ lớn hơn tất cả các sàn chứng khoán khác trên thế giới, trong đó riêng NYSE lớn hơn sàn chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến, Nhật Bản, Euronext cộng lại.

Một trong những lý do cho sự thống trị này là quy mô khổng lồ của nền kinh tế Mỹ. Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) hơn 25 nghìn tỷ USD, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và các sàn chứng khoán Mỹ cũng là nơi niêm yết của những công ty lớn nhất, giá trị nhất thế giới như Apple, Amazon, và Microsoft.

Tính tới tháng 1/2023, giá trị vốn hóa của các công ty niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ chiếm tới 42% tổng số toàn cầu. 

Tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ tăng 1,4 nghìn tỷ USD từ cuối năm ngoái đến nay, đạt 51 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng vốn hoá của thị trường Mỹ trong thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ đó đạt 48,1%, cao nhất kể từ tháng 9/2003.

  • Chứng khoán thực chất là hoạt động Doanh nghiệp in giấy để thu tiền của Nhà đầu tư, được cơ quan chức năng bảo lãnh. Doanh nghiệp làm ăn tốt, chân chính thì bảo toàn vốn và có lời, ngược lại như vụ FLC thì mất trắng. Trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ lừa đảo, thao túng chứng khoán rất nhiều.

>>> Lời khuyên: Hiểu biết, đủ độ l"iều lĩnh", mạo hiểm, dầy vốn thì chơi chứng khoán. Tổng kết lại: Bao giờ đóng tài khoản, ko chơi chứng khoán nữa thì mới thực sự có lãi.

2. Upcom & OTC:

 

  • Hệ thống giao dịch Upcom là hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, vận hành. Khi cổ phiếu chưa đáp ứng điều kiện để niêm yết trên sàn HoSE và HNX sẽ được giao dịch tại đây.
  • Thông thường, Upcom là bước đệm để doanh nghiệp tiến tới niêm yết chính thức trên sàn chứng khoán.

 

OTC là gì?

  • Cổ phiếu OTC ( Over The Counter) là những cổ phiếu chưa niêm yết, được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty phát hành cổ phiếu, các ngân hàng hay các công ty chứng khoán.
  • Có hai dạng cổ phiếu:
  • - Cổ phiếu có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD).
  • - Cổ phiếu chưa có mã lưu ký, được quản lý bởi Phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành, hoặc Công ty chứng khoán giữ sổ cổ đông.
  • Cổ phiếu OTC được giao dịch phi tập trung, không qua các sàn như HOSE, HNX. Thị trường OTC hoạt động dựa trên sự thỏa thuận giá cả, số lượng của bên mua và bên bán, không có địa điểm giao dịch thực tế. Mọi giao dịch được thực hiện trên nền tảng điện tử trung gian do các công ty môi giới chứng khoán cùng nhau duy trì như website, diễn đàn. Các công ty môi giới này đồng thời đóng vai trò nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá, sau đó thực hiện mua và bán chứng khoán.
  • Giá giao dịch quy định thể hiện trên giấy tờ là 10.000 VNĐ, tuy nhiên, giá hiện thực chênh lệch rất nhiều so với mệnh giá. Giá của những cổ phiếu OTC không được công khai và cập nhật trên bảng điện tử như cổ phiếu đã niêm yết trên sàn mà thông qua hệ thống các đại lý, các nhà môi giới hay các trang tin chuyển nhượng. Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp từ các đại lý sẵn sàng bán cổ phiếu hoặc trái phiếu mà họ sở hữu hoặc với một nhà môi giới.
  • Dựa trên nguyên tắc "thuận mua vừa bán", cả người mua và người bán trong thị trường OTC tự đưa ra mức giá kỳ vọng của mình. Do đó, thị trường này có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn, nhưng đồng nghĩa là rủi ro đi kèm cũng sẽ cao.
  • Quá trình mua bán, trao đổi cổ phiếu OTC tương đối dễ dàng. Giống như hầu hết các cổ phiếu khác, nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu OTC thông qua các công ty môi giới trực tuyến. Để mua cổ phiếu của một cổ phiếu OTC, nhà đầu tư cần có đủ tiền trong tài khoản môi giới của mình để mua số lượng cổ phiếu mong muốn, chọn cổ phiếu theo mã ký hiệu chứng khoán của công ty và thực hiện giao dịch.

 

  • IPO & HNX, Hose:

 

1. IPO là gì?

IPO là việc- phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, dùng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển với quy mô lớn hơn.

  • HNx: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, quy mô nhỏ hơn
  • Hose: Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, quy mô lớn.

 

  • Phân biệt giữa Cổ phần và Cổ phiếu:
  • Cổ phần là xác nhận phần vốn góp của tổ chức, cá nhân tại 01 công ty cổ phần. Để chứng minh là cổ đông của công ty cổ phần (theo tỷ lệ của Vốn điều lệ, thằng nào nắm nhiều cổ phần  thằng đó làm chủ).
  • Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Như vậy, theo Luật Chứng khoán,  chỉ công ty đại chúng mới được phát hành cổ phiếu. 
  • Bản chất của IPO

IPO trước hết để tăng vốn, để huy động thêm vốn một cách dễ dàng qua Sàn giao dịch chứng khoán (bán giấy được bảo lãnh của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước)

IPO để thu hút nhà đầu tư, để nâng cao giá trị thương hiệu.

IPO để hội nhập với tài chính toàn cầu (cái này Đông Lào mới cần nè!)

IPO là phải minh bạch công khai với cổ đông ( Chủ tịch đau bụng đi viện dài ngày cũng phải báo cáo, bỏ vợ cũng phải báo cáo).

Tuy nhiên, IPO không phải "giời bể!" Cái Đạo của người kinh doanh là sản xuất sản xuất và sản xuất! Làm ra tiền và làm ra tiền! Giá trị cổ phiếu là tấm gương phản chiếu của giá trị công ty. Cty tốt thì ko ai muốn bán, chỉ muốn giữ. Ông chủ cũng ôm khư khư vì sợ bán ra mất quyền ông chủ, đối thủ sẽ cướp mất!

 

"Chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế!" Thị trường hắt hơi sổ mũi là nền kinh tế giật mình.

 

Ai giỏi bằng Quyết còi? Ai kiếm được nhiều tiền từ Quyết còi? Vậy mà kết cục của Quyết còi là gì? 

Đó là cái giá của sự "Vô Đạo" trong kinh doanh,trong đầu chỉ nghĩ việc in giấy để "lùa gà" cổ đông!

"IPO phải được giới chủ doanh nghiệp hiểu rằng: Đó là cơ hội để làm ăn tốt hơn, đàng hoàng hơn. Danh chính ngôn thuận. Ngôn thuận thì việc thành"

 

Excedo có nên IPO?

 

Quan điểm của Viện Nghiên cứu tư Vấn chính sách đầu tư: 2030 Excedo hãy IPO. Chưa vội IPO vào 2016.

Vì sao? Cứ Upcom, cứ để giao dịch hạn chế khiến cho nhà đầu tư "thèm muốn" cổ phiếu Excedo! 6 năm là quãng thời gian đủ để Nền tảng công nghệ "ngấm" vào cộng đồng!
 Mỗi nền tảng đem về khoảng 3000 tỷ thôi là Excedo đã có nhiều tỷ đô.  Upcom mà cổ phiếu có giá khoảng 250.000đ/cp thì nhà đầu tư sẽ không bao giờ bán ra, họ sẽ đợi tiếp tới lúc cổ phiếu có giá 1 triệu đồng/cổ phiếu. Họ muốn giữ Excedo là cổ phiếu hiếm, không muốn san sẻ ra ngoài?


Bây giờ, Excedo Group hãy tập trung cao độ vào: Làm công nghệ đi! Cho công nghệ sinh sôi nảy nở trong 100 triệu dân đi!

Sinh sôi nẩy nở rồi thì muốn gì chả được? Lúc đó, cộng đồng Nhà đầu tư lại kiến nghị: Không cần IPO nữa đâu! Chúng tôi muốn giữ Excedo là cổ phiếu hiếm!

Nói tóm lại, IPO không nên xem là yêu cầu bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Sở hữu cổ phần và sở hữu cổ phiếu là hai khái niệm khác nhau và trong đầu tư thực thụ, việc nắm giữ cổ phần, trở thành cổ đông của một công ty lớn bao giờ cũng quan trọng hơn!

 

Các bài khác
TRUNG TÂM THAM VẤN CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP
VIỆN PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ SỐ IDT